Cho gà chọi uống Tetracyclin được nhiều sư kê áp dụng để điều trị bệnh cũng như hỗ trợ quá trình phục hồi chấn thương ở gà chọi. Tuy nhiên không phải người nào cũng đang cho gà uống đúng cách. Đây là một loại kháng sinh có tác dụng nhanh và mạnh nhưng nếu sử dụng sai cách, sai liều dùng để gây nên tác dụng phụ thậm chí để lại tàn dư lớn trên cơ thể gà. Vì vậy anh em nếu dùng Tetracyclin thì phải nghiên cứu hết sức cẩn thận và lưu ý một số vấn đề dưới đây
Thông tin chung về thuốc Tetracyclin
Trước khi sử dụng thuốc anh em phải tìm hiểu rõ về nguồn gốc cũng như cơ chế hoạt động của thuốc.
Nguồn gốc và cơ chế kháng sinh
Tetracyclin là kháng sinh tiêu biểu của nhóm Tetracyclin, chúng được tạo ra bằng cách nuôi cấy nấm Streptomyces aureofaciens hay Streptomyces virili faces.
Tetracyclin có tác dụng kìm khuẩn, chúng ức chế sự tổng hợp protein của vi khuẩn làm cho vi khuẩn bị tiêu diệt.
Phổ tác dụng của Tetracyclin
Dựa vào phổ tác dụng, Tetracyclin được xếp vào nhóm các kháng sinh có phổ tác dụng rộng, chúng tác dụng trên các chủng như: Vi khuẩn gram (+), vi khuẩn gram, ký sinh trùng như protozoa, giun đũa, giun tóc,…. Tuy nhiên do giá thành cao hơn thuốc trị giun khác nên không dùng để điều trị giun.
- Nhiễm khuẩn đường ruột, ỉa chảy gây bởi vi khuẩn E.coli, Salmonella,…ở gia súc.
- Các bệnh liên quan đến nhiễm khuẩn đường hô hấp như viêm phổi, viêm phế quản và viêm họng.
- Bệnh sảy thai truyền nhiễm.
- Các bệnh viêm nhiễm tại đường sinh dục, tử cung ở gia súc.
- Viêm vú ở gia súc.
- Nhiễm khuẩn đường tiết niệu gia súc.
- Nhiễm khuẩn da ở gia súc.
- Viêm mắt ở gia súc.
Những tác dụng của thuốc Tetracyclin đối với gà
Vì Tetracyclin là loại kháng sinh lành tính, có thể sử dụng liều cao dài ngày mà ít gây ra độc. Trong chăn nuôi gia súc, gia cầm nói chung và chăn nuôi gà nói riêng, có thể nói Tetracyclin là một người bạn đồng hành không thể thiếu được của người chăn nuôi.
Phòng ngừa và ngăn chặn một số bệnh do vi khuẩn gây ra ở gà
Tetracyclin thường được dùng để điều trị các bệnh về đường tiêu hóa, bệnh do vi khuẩn E Coli gây ra và điều trị thương hàn rất hiệu quả.
Ngoài ra thuốc thú y Tetracyclin có thể điều trị vi khuẩn liên quan viêm màng não, khớp, viêm tử cung và viêm vú, viêm ruột hoại tử, tiêu chảy phân trắng, tụ huyết, phù thũng heo con, đóng dấu…
Đây là loại thuốc có khả năng hấp thụ tốt qua cả đường uống và đường tiêm. Tetracyclin khuếch tán tốt trong máu và các tế bào mang lại hiệu quả điều trị bệnh cao.
Kiềm chế và tiêu diệt mầm bệnh
Tetracyclin có khả năng ức chế cả vi trùng Gram- và Gram + với phổ kháng khuẩn. Do đó khi đi vào cơ thể gà nó sẽ tác động lên các mô bào để kiềm chế, kiểm soát và dần tiêu diệt các vi khuẩn gây bệnh.
Mang lại hiệu quả kinh tế cao
Tetracyclin là loại kháng sinh phổ biến và có giá thành rẻ, do đó lựa chọn loại thuốc này điều trị cho gà sẽ giúp tiết kiệm được chi phí. Đặc biệt, đối với số lượng gà nhiều, khả năng lây lan bệnh nhanh, sử dụng Tetracyclin giúp ngăn chặn tốt sự lây lan, kiểm soát dịch bệnh, hạn chế số lượng gà tử vong mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người chăn nuôi.
Tác dụng phụ của thuốc Tetracyclin với gà
Tuy Tetracyclin là kháng sinh lành tính, ít tác dụng phụ nhưng cũng không phải là không có. Dưới đây là 1 số tác dụng phụ có thể gặp khi sử dụng thuốc cho gà:
- Tiêu chảy.
- Nổi ban trên da.
- Có thể gây độc cho gan và thận.
- Không dùng trong trường hợp dị ứng nhóm Betalactam.
Hướng dẫn cách cho gà uống Tetracyclin
Khi người chăn nuôi mua thuốc thì trên bao bì của thuốc sẽ có ghi chú cụ thể cách dùng. Người bán thuốc cũng phải có trách nhiệm hướng dẫn sử dụng một cách chi tiết. Tuy nhiên để hạn chế tối đa những thiếu sót và sai lầm có thể xảy ra trong quá trình dùng thuốc trên gà cũng như trên vật nuôi khác. Dưới đây chúng tôi sẽ cung cấp những hướng dẫn cụ thể về cách sử dụng thuốc thú y Tetracyclin.
Liều lượng sử dụng Tetracyclin
Liều lượng trung bình áp dụng đối với gà là 10 đến 15 mg/kg thể trọng.
Cho gà uống hoặc tiêm ngày 2 lần. Khoảng cách giữa 2 lần là từ 10 đến 12 giờ.
Dùng liên tục từ 3 đến 5 ngày.
Cách cho gà uống thuốc Tetracyclin
Đối với viên nang người nuôi có thể nghiền thuốc pha với nước cho gà uống. Giữ chặt gà, bóp 2 bên mỏ cho gà há miệng ra rồi dùng thìa đổ thuốc hoặc dùng xilanh bơm thuốc vào miệng cho gà. Không nên đổ quá nhanh gà sẽ bị sặc.
Với bột tiêm thì cần pha theo tỷ lệ 7 đến 10ml nước cho 1 lọ. Có thể tiêm dưới da hay tiêm bắp đều được.
Tiêm Tetracyclin vào bắp thịt của gà sẽ cho tác dụng nhanh hơn khi sử dụng theo đường uống. Tuy nhiên người nuôi gà vẫn lựa chọn cách cho gà dùng thuốc theo đường uống nhiều hơn. Vì để tiêm được cho gà đòi hỏi người chăn nuôi phải có kỹ thuật, kinh nghiệm và nghiệp vụ thú y. Cho nên phần lớn chỉ có các bác sĩ thú ý mới tiêm được cho gà, người nuôi chỉ có thể cho gà uống thuốc.
Ngoài ra Tetracyclin cũng có thể dùng ngoài dưới dạng thuốc mỡ Tetracyclin 3%, dùng bôi mắt hoặc bôi vào chỗ viêm.
Cần lưu ý những gì khi cho gà uống Tetracyclin
Nói chung đã là thuốc thì cần phải hết sức cẩn thận khi sử dụng. Không như thực phẩm chức năng hay đồ ăn dinh dưỡng có thể sử dụng tùy tiện hơn một chút. Còn với thuốc, dùng sai thuốc, sai liều, sai cách đều sẽ để lại tác dụng phụ từ nhẹ đến nặng. Nếu tác dụng phụ trong tầm kiểm soát thì không quá nghiêm trọng. Nhưng nếu tác dụng phụ mạnh có thể gà chết hàng loạt. Thì lúc đó thiệt hại về kinh tế sẽ là rất lớn. Người ăn phải gà có hàm lượng kháng sinh quá cao cũng bị ảnh hưởng. Vì vậy khi dùng Tetracyclin trên gà, nhất thiết phải lưu ý đến những vấn đề sau.
- Nếu chữa bệnh lần đầu cho gà khỏi bằng Tetracyclin thì từ lần thứ 2 nếu gà vẫn bị bệnh đó thì phải dùng kết hợp với loại thuốc khác, hoặc đổi kháng sinh. Vì Tetracyclin có khả năng bị kháng bởi vi khuẩn tiết enzym.
- Khi sử dụng Tetracyclin kết hợp với loại thuốc khác không được cho uống chung hoặc hòa tiêm chung, phải tách thành 2 lần uống hoặc tiêm ở 2 chỗ khác nhau.
- Sử dụng kháng sinh ngay khi gà có biểu hiện bị bệnh để đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất.
- Cho gà dùng đúng và đủ liều.
- Không nên dùng kháng sinh kết hợp với thuốc trợ lực.
- Không được tùy tiện sử dụng kháng sinh hoặc kết hợp nhiều loại thuốc khác nhau khi chưa có sự cho phép của bác sĩ thú y.
- Sau khi gà khỏi bệnh cần cho gà dùng thêm thuốc ít nhất 1 ngày để khỏi hoàn toàn và khả năng tái phát thấp.
- Người nuôi nên ghi chép cẩn thận lịch sử dùng kháng sinh cho gà để tiện theo dõi và có ích cho những lần điều trị bệnh sau của gà.
Mua thuốc kháng sinh Tetracyclin ở đâu?
Tất cả các sản phẩm thuốc thú y Ampicillin đều được sản xuất và bán rộng rãi tại các hiệu thuốc thú ý. Ngoài ra người nuôi gà có thể dễ dàng mua được qua các trang thương mại điện tử. Tuy nhiên người mua cần xác định đúng loại kháng sinh cần mua, hàm lượng chuẩn, nguồn gốc rõ ràng, đặc biệt lưu ý đến hạn sử dụng của thuốc. Để có thể mang lại hiệu quả cao trong phòng và điều trị bệnh cho gà. Khi mua thì nên nghe sự tham vấn thật chi tiết của những người có chuyên môn về thú y, tránh những sai sót không đáng có.
Trên đây là những kiến thức tổng hợp về thuốc kháng sinh Tetracyclin. Để mang lại hiệu quả điều trị cao nhất trên gà thì người chăn nuôi cần phải đảm bảo đúng các nguyên tắc khi sử dụng thuốc là đúng bệnh, đúng thuốc và đúng liều lượng. Hy vọng những kiến thức BJ88 cung cấp sẽ giúp cho người chăn nuôi chăm sóc đàn gà của mình được tốt hơn.