Anh em chơi gà đá đều có thể dễ dàng nhận thấy một điều là tại các sới gà đá Campuchia hay Thái Lan vẫn có sự xuất hiện của gà chọi mào cờ. Tuy nhiên giống gà này lại gần như vắng mặt tại hầu hết các sới gà trong nước. Lý do là vì các sư kê Việt Nam không thích chơi loại gà này. Hãy cùng tìm hiểu xem loại gà này có đặc điểm như thế nào, chúng đá có hay không và tại sao chúng lại không gây được cảm tình với các sư kê Việt Nam.
Giới thiệu về gà chọi mào cờ
Một chiếc mào có thể tác động lớn đến giá trị của của một chiến kê. Hãy cùng xem gà chọi mào gà có đặc điểm như thế nào nhé.
Đặc điểm nhận diện gà chọi mào cờ
Gà chọi mào cờ rất dễ nhận diện bởi loại mào này có kích thước to nổi bật. Nhìn thoáng qua giống như một lá cờ nhỏ đặt trên đầu gà đang tung bay phất phới, có lẽ vì thế mới có sự ra đời của cái tên “gà mào cờ”.
Mào cờ được bắt đầu từ cuối mỏ kéo dài lên đến đỉnh đầu. Kích thước lớn nhưng lại mỏng dẹt nên dễ bị đổ, rủ sang một bên, đây là yếu điểm lớn nhất của loại mào nay. Có một số ít con gà sở hữu mào cờ dựng đứng, những con gà như vậy thường rất được ưa chuộng.
Mào cờ nhẵn, mềm và được chia thành nhiều chóp nhọn (có khoảng từ 5 đến 6 chóp). Chóp ở giữa cao và dựng, thấp dần sang 2 bên. Nhìn chung nếu mào không bị rủ thì sẽ rất bắt mắt.
Vì sao gà chọi mào cờ không được ưa chuộng?
Gà nòi thuần chủng rất ít con có mào cờ. Mào cờ thường xuất hiện nhiều ở gà lai. Đặc biệt là các giống gà lai để lấy thịt. Mà như anh em đã biết thì đối với gà lai chọi thì họa hoằn lắm mới có một con gà đá hay. Cho nên khi nhìn thấy gà chọi mào cờ, các sư kê sẽ cho rằng có đến 90% khả năng chúng là một con gà lai và đương nhiên sẽ không thể dùng chúng để huấn luyện thành kê thủ. Gà lai hầu hết đều không sở hữu sức mạnh, sự hiếu chiến của gà gà nòi nếu như không nói là nhát gan, dễ bỏ chạy giữa trận đấu. Đang đá mà bỏ chạy thì sẽ bị xử thua. Với những đặc tính như vậy thì chẳng có sư kê nào đánh liều mà nuôi dòng gà này. Từ đó tạo nên sự thiếu thiện cảm với gà mào cờ.
Vấn đề thứ 2 là do sự bất tiện về kích thước mang lại. Cứ cho rằng gà mào cờ 100% là gà nòi thuần chủng đi nữa thì việc chúng sở hữu một chiếc mào lớn cũng gây nên rất nhiều bất lợi.
- Đầu tiên phải kể đến kích thước lớn đồng nghĩa với nặng nề. Làm gì thì làm mà trên đầu phải đội một chiếc mào to thì cũng thật vướng víu, chẳng thể linh hoạt được.
- Thứ 2 là mào to khi thi đấu dễ bị đối thủ quắp mổ, nhằm vào vị trí mào để tấn công gây đau đớn, rất dễ bỏ chạy.
- Cuối cùng, nếu mào cờ đổ sang 1 bên sẽ làm giảm tầm quan sát và lâu dài sẽ ảnh hưởng đến thị lực của gà.
Cách chọn gà chọi mào cờ tốt
Nếu như anh em thực sự quan tâm đến dòng gà chọi mào cờ thì có thể áp dụng các phương pháp sau đây để chọn được một chiến kê tốt.
- Bất kể là loại mào gì thì dáng mào cũng phải dựng đứng, không bị đổ hay nhăn nhúm thì mới được gọi là mào đẹp. Nhìn tướng tá của chú gà cũng oai phong hơn hẳn.
- Xét về tổng thể thân hình phải cân đối. Màu chân, màu mắt và màu mỏ phải giống nhau thì mới có khả năng là gà đá hay và nên chọn.
- Đặc biệt cần gà phải ngắn và tròn kết hợp với mào cờ dựng đứng, cứng cáp thì chuẩn luôn.
Hướng dẫn chăm sóc gà chọi mào cờ
Mồng gà cũng giống như là da, vào ngày thời tiết lạnh dễ bị khô, nứt, thậm chí chảy máu một dạng như nẻ. Anh em cứ tưởng tượng mình bị nẻ khó chịu thế nào thì chắc chắn gà cũng vậy. Do đó ngoài việc ủ ấm cho gà thì còn phải chú ý đến việc duy trì độ ẩm cho da và mào gà. Có thể sử dụng sáp nẻ để thoa cho gà, kết hợp sử dụng keo parafin bôi vào mào để hạn chế tình trạng mào gà bị đông cứng khi gặp độ ẩm.
Có thể cắt mào gà giống như cắt tích tai để gà quan sát tốt hơn, đá sung, ra đòn chính xác hơn. Tuy nhiên việc cắt mồng gà không phải ai cũng có thể làm được, nó không chỉ là vấn đề tạo hình mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe của gà. Đòi hỏi người cắt phải khéo léo và rất cẩn thận.
Lý do vì sao cần cắt mào gà
Không chỉ riêng mào cờ mà rất nhiều loại mào khác, nếu có kích cỡ quá to hoặc hình dáng không phù hợp thì đều phải chỉnh sửa. Anh em đều biết rằng, chiếc mào không nói lên được gì về tài năng của con gà. Bởi tài năng là thiên bẩm là di truyền và được bồi đắp qua quá trình huấn luyện. Tuy nhiên chiếc mào lại có khả năng chi phối tài năng của gà. Gà đá hay đá giỏi nhưng lại sở hữu một chiếc mào không đẹp, thậm chí làm cho gà đá kém đi thì nhất thiết phải cắt mồng, sửa dáng.
Đối với những giống gà sở hữu chiếc mào to di truyền từ đời này qua đời khác. Đến một thời điểm nhất định chủ kê sẽ phải tiến hành cắt mào để hạn chế sự phát triển của mào và phần nào định hình được chiếc mào như ý.
Cách cắt mào gà đẹp và an toàn
- Chuẩn bị: Kéo, thuốc sát trùng, bông băng, thuốc cầm máu, khăn bông mềm. Anh em nên mua kéo chuyên dụng để cắt mồng, cắt sẽ đẹp, gọn và ít làm tổn thương đến gà. Trước khi cắt mào gà, trước đó một ngày nên cho gà uống ít nước, bổ sung thêm vitamin K để dễ cầm máu. Nên chọn cắt vào buổi tối để tinh thần gà được ổn định, không giãy giụa hoảng loạn.
- Thực hiện: Khi cắt tốt nhất là nên có 2 người, một người giữ gà một người cắt. Nếu có sự hỗ trợ của nhân viên y tế là tốt nhất.
- Giữ chặt gà rồi dùng khăn bông quấn chỉ để hở phần chân và đầu.
- Tiệt trùng dao và sát khuẩn mồng gà tại vị trí cắt.
- Cắt 1 phần trước sau đó mới dần dần tỉa vào trong. Đừng nên cắt nhiều vi cắt nhiều cắt phạm, cắt không như ý sẽ không thể làm lại. Cắt phần non trước, sau chỉnh dần theo ý muốn. Sau khi cắt xong phải dùng thuốc cầm máu cho gà. Sát khuẩn sạch sẽ, thấy máu đã cầm mới thả vào chuồng. nếu thấy vết thương to rộng thì có thể băng lại cho gà và thay băng ngày 3 lần.
- Tránh cho gà vận động mạnh trong thời kỳ cắt mào. Có thể cho gà uống thêm kháng sinh và thuốc chống phù nề để vết thương mau lành hơn. Thường xuyên kiểm tra sức khỏe và tránh cho gà xô xát hay bị kích động trong vòng 2 đến 3 tuần.
Hy vọng với những chia sẻ ở phần trên của BJ88 anh em đã có thể đưa ra được những nhận định của riêng mình. Mỗi loại mào cũng như mỗi dòng gà chiến sẽ có ưu và nhược điểm, quyết định sở hữu hay không hoàn toàn là quyết định riêng của mỗi người. Hãy cân nhắc thật kỹ để chọn cho mình một chiến kê phù hợp nhất nhé.