Bệnh đậu ở gà là một trong số những bệnh truyền nhiễm khá phổ biến ở gà. Khi bị virus gây bệnh tấn công thì có đến 95% cá thể gà sẽ bị nhiễm bệnh. Đây là một tỷ lệ nhiễm bệnh khá cao. Tuy không gây ra tình trạng gà chết nhanh chết hàng loạt, nhưng lại có thể làm gà chết rải rác trong một thời gian dài. Do đó thiệt hại kinh tế gây ra sẽ không hề nhỏ. Người chăn nuôi gà cần thiết phải trong bị cho mình đầy đủ kiến thức để phòng và chống bệnh đậu gà hiệu quả nhất.
Bệnh đậu ở gà là gì?
Bệnh đậu gà là loại bệnh truyền nhiễm do virus gây ra. Bệnh thường xảy ra ở giai đoạn gà được 25 đến 50 ngày tuổi.
Đặc điểm của bệnh đậu gà chính là gà bị nổi trái đậu ở vùng da không có lông. Bệnh này còn gây ra một số biến chứng và thoái hóa lớp thượng bì biểu mô đường hô hấp ở các vùng như miệng, họng, hầu, thực quản…
Thông thường tỷ lệ mắc bệnh đậu ở gà từ 10 đến 95%, trong đó tỷ lệ gà bị chết chiếm khoảng 2 đến 3%.
Loài vật mắc bệnh đậu thường là gà, gà tây, bồ câu, chim hoang dã, chim nuôi… Gà có thể mắc bệnh ở mọi lứa tuổi nhưng tập trung nhiều nhất là vào giai đoạn gà được 1 đến 3 tháng tuổi.
Nguyên nhân gây bệnh đậu ở gà
Bệnh đậu trên gà được gây ra bởi một loại virus có tên Fowlpox, có cấu tạo DNA sợi đôi thuộc nhóm Avipox Virus, họ Poxviridae. Bên ngoài được bao bọc bởi lớp vỏ lipid. Virus Fowlpox nhân lên bên trong tế bào chất của lớp vỏ thượng bì.
Virus đậu gà có sức đề kháng cao nên có thể tồn tại rất lâu trong dụng cụ chăn nuôi, chất độn chuồng.
Một số nguyên nhân trực tiếp gây ra bệnh đậu gà thường gặp:
- Virus lây nhiễm từ gà mắc bệnh sang gà khỏe mạnh.
- Virus đậu có thể tồn tại rất lâu trong môi trường ngoài, nếu chuồng nuôi nhốt có một con bị mắc bệnh, thì tỷ lệ các con gà khác mắc bệnh vô cùng cao, nếu không phát hiện kịp thời.
Một số nguyên nhân gián tiếp:
- Virus đậu bám vào các vật dụng chăn nuôi, tồn tại trên nền chuồng và bị lây thông qua rận, ruồi, gián và muỗi. Virus đậu gà có khả năng sống trong cơ thể muỗi đến 56 ngày và chỉ bị tiêu diệt ở nhiệt độ 50 – 60 độ C.
- Lây lan từ đàn gà này sang đàn gà khác thông qua các vật dụng ăn uống và các loại côn trùng.
- Bệnh đậu gà có tốc độ lây lan chậm, chủ yếu lây lan qua các vết trầy da do các cá thể gà cắn mổ lẫn nhau.
- Bệnh cũng có thể lây lan qua không khí vì virus tồn tại trong lông, da, vảy nên có thể truyền đi một cách dễ dàng.
Các triệu chứng nhận biết bệnh đậu gà
Bệnh đậu gà được chia ra làm 3 thể. Mỗi thể có những biểu hiện chi tiết khác nhau. Dưới đây là từng biểu hiện tương ứng theo từng thể.
Thể ngoài da
Thể này xuất hiện ở cả gà con và gà trưởng thành. Cụ thể biểu hiện như sau:
- Có những nốt mụn đậu mọc nhiều tại các vùng không có lông của gà như nào, cổ, mép, miệng, ngón chân… gây khó chịu cho gà làm gà không lấy được thức ăn từ đó ăn kém và bỏ ăn.
- Lúc đầu chỉ là các nốt sần nhỏ, màu trắng, sau đó nổi to dần, hình thành các mụn nước có màu vàng xám.
- Sau đó, các nốt mụn đậu sẽ vỡ ra, khô lại, đóng vảy, thành sẹo có màu nâu hồng.
Thể niêm mạc
Thể này chỉ xuất hiện ở gà con. Biểu hiện là gà biếng ăn, khó thở, sốt.
Trên cơ thể gà xuất hiện một lớp màng giả ở niêm mạc đường hô hấp và tiêu hóa. Lớp màng này sau khi bị bóc ra sẽ để lại những vết loét đỏ lan ra mắt, mũi, làm gà ngạt thở, mù mắt, chuyển nặng có thể tử vong.
Thể bệnh hỗn hợp
Là thể bệnh kết hợp cả hai loại triệu chứng trên, thường xuất hiện ở gà con 3 – 4 tuần tuổi. Khi xuất hiện vi khuẩn kế phát và điều kiện chăm sóc kém. tỷ lệ gà chết vì bệnh có thể đến từ 2 – 3%.
Kinh nghiệm chữa bệnh đậu gà
Để có thể điều trị triệt để, đầu tiên cần tìm ra nguồn gốc lây bệnh, sau đó cách ly các cá thể nhiễm bệnh để đề phòng lây lan cả đàn. Vệ sinh chuồng trại sạch sẽ để loại bỏ vi khuẩn.
Bệnh đậu gà là một loại bệnh gây ra do virus nên không có thuốc đặc trị cụ thể, nên ta chỉ có thể áp dụng một số cách điều trị như sau:
- Chữa mụn đậu ngoài da: Gỡ màng đóng trên mụn đậu, sát trùng vết mụn bằng iodine, Povidine, sử dụng kháng sinh mỡ bôi lên vùng da bị bệnh ngày 1 lần cho đến khi gà hết bệnh.
- Chữa mụn đậu ở miệng: Dùng nước chanh để sát trùng miệng mỗi ngày 1 lần đến khi gà khỏi bệnh.
- Chữa mụn đậu ở mắt: Sử dụng nước muối 0.9% để vệ sinh vùng mắt bị nổi mụn đậu. sau đó bôi kháng sinh mỡ bôi vào vùng da bị bệnh ngày 1 lần cho đến khi gà hoàn toàn khỏi bệnh.
Sau khi gà khỏi bệnh hoàn toàn, phải tiêm phòng vacxin đầy đủ.
Các biện pháp phòng tránh bệnh đầu gà nên biết
Biện pháp tốt nhất để gà luôn khỏe mạnh chính là phòng ngừa đầy đủ, không cho gà mắc bệnh, đặc biệt là những chú gà con có sức đề kháng kém. Chọn giống gà khỏe mạnh, có nguồn gốc rõ ràng để có kháng thể chống chịu được các loại bệnh lây nhiễm. Phải thường xuyên vệ sinh chuồng trại, dụng cụ ăn uống, không tạo cơ hội cho vi khuẩn sinh sôi phát triển. Cân bằng chế độ dinh dưỡng cho gà, cung cấp đồ ăn thức uống hợp vệ sinh. Tiêu diệt muỗi và các loại động vật hút máu khác, đây chính là nguồn cơ lây lan dịch bệnh. Cần tiêm phòng đầy đủ các loại vacxin cần thiết khi gà đủ 7 – 10 ngày tuổi. Khi có mầm bệnh chớm, cần phải nhanh chóng cách ly và điều trị gà bệnh dứt điểm để tránh bệnh không bị lây lan diện rộng.
Giải đáp một số thắc mắc về bệnh đậu gà
- Bệnh đậu gà có lây sang người hay không?
Hiện nay, chưa có một nghiên cứu nào chỉ ra rằng bệnh đậu gà có thể lây sang người. Tuy nhiên không phải vì thế mà chúng ta có thể chủ quan khi tiếp xúc với gà bệnh. Cần phải sử dụng bao tay, khẩu trang và đồ bảo hộ để chăm sóc gà bị bệnh đậu. Nếu không cẩn thận sẽ làm lây lan sang những con gà khỏe mạnh. Virus gây bệnh có trong gà ít nhiều cũng sẽ gây nên một số ảnh hưởng về hô hấp cũng như gây bệnh về da liễu cho người tiếp xúc trực tiếp.
- Cần tiêm vacxin phòng bệnh đậu ở gà không?
Tất nhiên là có nhé, bất cứ bệnh lý nào nếu có vacxin phòng bệnh thì đều nên tiêm. Vì phòng còn hơn chống, để đến khi gà bị nhiễm bệnh sẽ mất rất nhiều công sức, tiền bạc để điều trị. Nhiều hộ chăn nuôi đã bị mất trắng, thậm chí thua lỗ nặng do dịch đậu gà phát triển mạnh, ngoài tầm kiểm soát.
Như vậy, bài viết trên BJ88 đã cung cấp cho các bạn những thông tin chi tiết nhất về bệnh đậu ở gà chọi. Đồng thời giải đáp một số thắc mắc của người chăn nuôi xoay quanh loại bệnh này. Hy vọng những kiến thức chúng tôi đã cung cấp sẽ giúp người chăn nuôi chủ động hơn trong công tác phòng chống bệnh, chăn nuôi thuận lợi và đạt được thật nhiều thành công.